Forum VIVU
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum VIVU

THĂNG MỌI LÚC ... BỤC MỌI NƠI...
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 CUỘC SỐNG QUANH TA

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty16/8/2011, 5:45 pm

CÚ SỐC ĐẦU ĐỜI

Nỗi đau mất anh giúp tôi hiểu phải trân trọng cuộc sống
Giọt nước mắt cuối cùng của anh trai tôi, đó là giọt lệ trả nợ nhân gian, trả nợ cuộc đời, là sự hối lỗi với bố mẹ, anh em. Anh khóc để rồi nhắm mắt đi một chuyến thật xa mà không hẹn ngày trở lại.



Tôi đã chực quên đi năm tháng của tuổi thơ cơ cực, mặn đắng những giọt nước mắt của mẹ và những tiếng kêu xé lòng của cha. Đã chực quên đi cái mà người ta vẫn gọi là “nỗi đau”, nhưng càng quên nó càng dày vò trong tâm khảm, đôi lúc lại đau đến xé lòng. Nhắm mắt lại cũng nghĩ tới khuôn mặt hốc hác ấy, vẫn hình dung ra đôi mắt trũng sâu và giọt nước mắt trả nợ nhân gian của anh. Giọt nước mắt cuối cùng mà anh tôi đã trả nợ cho cuộc đời.

Ngày ấy, bố mẹ tôi cùng đinh phải bán đất nuôi con ăn học. Bốn anh em tôi lớn lên bằng những gánh rau hành của mẹ và những hạt thóc đẫm mồ hôi của cha. Những ngày mưa bố mẹ chạy đi tìm thau hứng nước mưa dột từ mái nhà, anh em tôi chạy quanh cũng không tìm được chỗ trú. Ấy vậy mà bố mẹ tôi vẫn kiên trì nuôi bốn anh em tôi ăn học.

Anh tôi vào CĐ Giao thông và đi học xa nhà. Bố mẹ thương con chắt chiu dành dụm mua cho anh chiếc xe đạp cũ. Cái nghèo đã giúp anh tôi tiến thủ học hành, nhưng cũng chính cái nghèo đã khiến anh tôi quay lưng lại với mọi sự hy vọng của bố mẹ và gia đình. Anh sa ngã.

Anh tôi ăn chơi bài bạc, cầm cố đồ rồi bỏ bê học hành. Dạo ấy, cứ độ khoảng một tuần có người lạ tìm đến gia đình tôi là ngay sau đó bố mẹ tôi có thêm một món nợ mới do anh tôi gây ra. Bố mẹ tôi héo hon, ba anh em tôi sợ hãi. Đến bao giờ tôi quên được những đêm mẹ tôi khóc thầm, những trận đòn bố dành cho anh, để rồi thương con lại nhìn con khóc? Đến bao giờ tôi quên được tấm lưng gầy của bố tôi khi còng lưng xin người ta khất nợ để rồi 30 Tết năm nào cũng lặng lẽ nhìn mẹ tôi đội mưa đi vay gạo. Mẹ đi đến đâu cũng bị người ta từ chối, còn bố tôi bị anh em họ hàng thả chó ra cắn vì đến vay tiền, rồi đành ngậm nước mắt quay về và thương con.

Anh tôi ra trường. Bố tôi chạy vạy cho anh làm ở một cơ quan ở Quảng Ninh. Hè năm tôi hết lớp chín, tôi theo bố đi làm công trình ở Hà Nội. Hôm ấy, anh từ Quảng Ninh xuống Hà Nội xin bố tiền. Đêm hôm ấy, trong một căn nhà thuê cũ kỹ ở Triều Khúc, tôi đã thấy hai người đàn ông ngồi khóc với nhau. Hôm sau, bố đưa anh ra bến xe về Cẩm Phả, bố đưa cho anh ít tiền. Trên đường phố Hà Nội đông đúc, bố nắm chặt tay anh khẩn khoản “Bố xin con, đừng làm bố mẹ khổ nữa con ơi”.

Hai tháng sau ngày hôm ấy, anh tôi bị bệnh. Tin ấy đã đánh gục gia đình tôi. Bố mẹ tôi như ngọn đèn leo lét trước gió, chỉ chực ngã bất cứ lúc nào. Viện K trả anh tôi về với bệnh án ung thư tuyến mật giai đoạn cuối. Anh tôi không khóc, chỉ lẳng lặng nhìn bố mẹ tôi. Tôi hiểu, trong trái tim người trai trẻ ấy, có một nỗi giày vò ăn năn tê tái dâng lên.

Anh tôi ốm một năm mười ba ngày. Hôm ấy rằm tháng bảy, bỗng nhiên anh không thể dậy ăn cơm với gia đình. Đêm hôm đó anh tôi yếu. Mẹ tôi khóc lóc vật vã. Ba anh em tôi ở bên xoa bóp cho anh. Đến sáng, anh bắt đầu nôn ra máu. Cơ thể anh rệu rã, hốc hác sau những cơn đau của bệnh tật hoành hành. Bố tôi ôm anh vào lòng mà hai con mắt dại đi. Tôi biết, ông đang đứt đi từng khúc ruột khi nhìn đứa con bị cướp đi sự sống từng giờ mà đành bất lực.

Anh tôi vật vã ba ngày. Buổi sáng hôm ấy, như có linh tính, tôi không muốn đi học, cứ chần chừ mãi bên giường anh mới chịu rời đi. Trống vừa vào lớp thì cậu tôi lên gọi về. Chân tay tôi run lập cập, người tôi như tê dại, tim đau đến không thở được. Tôi chạy một mạch về nhà, nhìn thấy anh tôi đang nằm thoi thóp.Tôi đau, đau đến lạnh toát khắp người, chỉ mong có một thế lực nào đó giữ anh lại cho tôi.

Bốn anh em tôi nắm chặt tay nhau. Anh đưa mắt nhìn mọi người, nhìn căn nhà thân yêu của chúng tôi, nhìn ra ngoài sân, nơi có giàn hoa giấy đã gắn bó cả tuổi thơ của anh em tôi. Tôi biết, đó là lúc anh tiếc nuối nhất cuộc đời. Rồi anh tôi khóc. Giọt nước mắt cuối cùng của anh trai tôi, giọt nước mắt anh trả nợ nhân gian, trả nợ cho đời, giọt nước mắt anh tôi khóc vì thương bố mẹ, thương gia đình, để rồi nhắm mắt đi một chuyến thật xa mà không hẹn ngày trở lại.

Đã năm năm gia đình tôi thiếu đi một người. Mùa Vu lan, Hà Nội tấp nập người đi sắm sửa lễ cúng cô hồn. Tôi đứng ở hành lang ký túc xá, nhớ anh tôi, nhớ gia đình. Năm năm đã đi qua cho tôi bao trưởng thành. Nỗi đau đã cho tôi hiểu về việc cần yêu thương và trân trọng những người thân của mình. Cảm ơn cuộc đời đã cho tôi đi qua bao biến động dữ dội, để tôi lớn và trưởng thành hơn.

Neutral captain bold (st)


Được sửa bởi CAPTAIN BOLD ngày 16/8/2011, 6:05 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Đời tôi là một giấc mơ trải đầy sỏi    CUỘC SỐNG QUANH TA Empty16/8/2011, 5:53 pm

ĐỜI TÔI LÀ MỘT GIẤC MƠ TRẢI ĐẦY SỎI

Nhiều lúc ngồi suy nghĩ lại, tôi cứ ngỡ chặng đường đã qua của cuộc đời mình là một giấc mơ. Giấc mơ rải đầy những viên sỏi chông chênh rát bỏng. Giấc mơ đã được tôi thắp lên bằng chính sự nỗ lực của mình.

Học xong lớp 9, tôi phải bỏ dở giữa chừng vì gia đình vốn nghèo nay lại lâm vào tình cảnh bi đát hơn. Cha tôi trở bệnh rất nặng cần phải chạy chữa gấp mới mong cứu sống được. Cái nghèo, cái đói đeo dai dẳng suốt mấy mươi năm qua giờ tiếp tục đổ ập xuống cái gia đình vốn đã lam lũ này. Mẹ thì vất vả bên gánh cá ngoài chợ. Các anh chị thì không được học hành đến nơi đến chốn cũng tất tả lao vào dòng đời mưu sinh.

Vậy mà cuộc sống gia đình cũng chẳng khá hơn chút nào khi mãi quanh quẩn bên cái xóm nghèo của một tỉnh miền Trung cằn cỗi. Chính điều đó khiến tôi thấy sự học của mình trở thành một gánh nặng ngàn cân đè lên đôi vai người mẹ tóc đã ngả màu mây chiều. Thế là tôi quyết định nghỉ học, đi làm thêm phụ giúp gia đình.

Từ khi rời ghế nhà trường, tôi làm đủ thứ nghề nào là cầu đường, phụ hồ, cơ khí, công nhân... việc gì miễn có tiền và không vi phạm pháp luật là tôi lao vào bươn chải. Thế nên, thân hình bé bỏng nay lại gầy theo năm tháng. Nhưng không vì thế mà sự ngã gục đổ quỵ xuống bàn chân tôi. Tôi vẫn bước đi, bước đi để tìm cho mình một ánh sáng của tương lai.

Có ai hiểu hiểu được nỗi lòng của tôi khi hằng ngày đi làm phải nhìn các bạn nam thanh nữ tú cắp sách đến trường, những tà áo trắng thân thương cứ gợi lên trước mặt làm lòng tôi tựa hồ như có vết dao cắt tới tận xương.

Ánh mắt thèm thuồng, tôi ước, ước gì mình có thể đến lớp để tận hưởng những bờ tri thức của nhân loại. Nhưng đó chỉ là ước mơ mà ước mơ thì mong manh quá. Ước mơ này đã tan biến ngay tức khắc mỗi khi hình bóng người mẹ già ẩn hiện trước mặt tôi, dáng người lam lũ dưới cơn mưa của miền Trung khắc nghiệt.

Nuốt nước bọt, tôi đạp xe vút nhanh để tránh cái cơn khát thèm thuồng đang cháy lên sùng sục trong lòng mình.

Rồi một hôm, tình cờ tôi lại gặp người bạn học chung năm xưa, giờ đã trở thành cậu sinh viên tuấn tú. Ánh mắt của nó hăm hở khoe thành tích học tập. Lòng tôi lại nghẹn ngào dâng lên khó tả. Nó nói: "Tại sao mày không đi học tiếp? Con người chỉ có một lần để thực hiện ước mơ của mình. Đó chính là cổng trường đại học, để biến ước mơ thành hiện thực nếu mày muốn thay đổi cuộc đời hiện tại...".

Trầm ngâm suy nghĩ, tôi không biết mình phải làm sao khi đã 5 năm trôi qua tôi không đến trường? Giờ này còn có thể đến lớp được hay sao?... Ước mơ - ai lại không muốn? Cổng trường đại học - ai lại không thích đặt chân vào? Nhưng khó quá, khó có thể đưa cái ước mơ đó vào thực hiện.

Tuy nhiên, nhiều đêm suy nghĩ lại lời khuyên đó, tôi thấy thật có lý. Muốn đến đích thì phải biết vượt qua số phận của mình mà thôi. Từ đó, tôi nuôi dưỡng ước mơ và thay đổi quan niệm. Tôi tự nhủ tôi có thể làm được, phải hi vọng dù ước mơ đó có mong manh đi chăng nữa. Và tôi đã đăng ký lớp bổ túc buổi tối.

Ban ngày, tôi làm việc tại một quán Trà Tàu mang kiểu cách Cung Đình xưa. Đêm đến lại lọc cọc đạp xe tới lớp. Ba năm trôi qua, quãng đường từ lớp 10 đến lớp 12 chầm chậm quay theo bánh xe thời gian. Những đêm đông mưa như trút tát vào khuôn mặt tôi rát bỏng. Mưa miền Trung là thế, cứ dai dẳng suốt tháng này qua tháng nọ không ngớt. Đạp xe trong làn mưa buốt giá, đạp qua những cơn mưa lạnh cóng để hối hả nhanh chóng về nhà...

Năm cuối cấp. Tôi xin làm thêm một việc nữa để dành dụm tiền thi đại học. Được người quen giới thiệu, tôi gác bảo vệ đêm cho một người thân của chủ quán nơi tôi làm. Như vậy, thời gian của tôi đã kín chỗ, không một khoảng hở nào cho làn gió ban mai của buổi sớm lọt qua. Ở cái tuổi 22, tôi đã hun đúc cho mình ước mơ vào đại học cháy bỏng. Nhiều đêm tôi cứ nhủ thầm: "Tôi có thể làm được. Tôi có thể vào đại học...". Đó chính là những câu nói bùng cháy, tiềm ẩn trong tôi như dòng nham thạch âm ỉ, chỉ đợi đến "điểm nút" quan trọng là nó có thể phun trào.

Buổi sáng, tôi làm tiếp viên bàn tại quán Trà Tàu, chiều về ôn bài, tối đến lớp, rồi khi tan trường tôi lại hối hả tới chỗ làm bảo vệ. Ở chỗ gác bảo vệ, tôi phải dọn dẹp nhà cửa cho đến hơn 12h khuya mới được chợp mắt. Và khi chuông nhà thờ chưa điểm, đồng hồ chỉ 4h sáng, tôi lò mò thức dậy để học bài. Vừa trực vừa ôn luyện vì không còn bao nhiêu nữa là đến tháng 7 - tháng để thực hiện ước mơ.

Cứ thế thời gian xoay vòng đi, nó qua nhanh như một làn gió thoảng khiến tôi chẳng hay biết gì. Mặc dù bận rộn như thế nhưng trong đầu tôi là một bảng khóa biểu to đùng đã sắp xếp lịch trình phải thực hiện. Môn nào cần tập trung, môn nào cần đi sâu, rất trật tự.

Mặt khác, vào những buổi cuối tuần, ban đêm không đến lớp, lợi dụng thời gian ít ỏi đó, tôi tới nhà sách lựa chọn, tìm tòi cho mình những cuốn sách hay về học cho kỳ thi cam go. Hầu như sự chuẩn bị cho đợt thi đại học, tôi đều dựa hoàn toàn vào sức của mình, vì trên lớp bổ túc, giáo viên không truyền sâu kiến thức cho học viên. Họ chỉ giảng sơ qua chủ yếu để các em trót lọt kỳ thi tốt nghiệp. Tôi đăng ký vào ĐH Sư phạm TP HCM và CĐ Văn hóa Nghệ Thuật - Du lịch Nha Trang.

Ba năm học bổ túc, tôi luôn là một học viên khá nhất lớp, dù thời gian học bài chẳng có bao nhiêu. Nhưng bằng sự tiếp thu nhanh chóng tại lớp, tôi đã hơn hẳn các bạn. Cùng với sự mày mò trong đêm tại nơi làm việc, tôi đã hoàn thành tất cả bài học của mình. Kỳ thi tốt nghiệp năm đó tôi đậu Á khoa tỉnh Khánh Hoà với số điểm 54.

Tôi vẫn còn nhớ lời khuyên người chủ quán nơi tôi làm. Bà nói: "Nhị à! Con đừng thi vào ĐH Sư phạm vì trường đó lấy điểm cao lắm, luôn nằm tốp trên ở TP HCM. Nếu có thi thì đăng ký vào trung cấp nghề đi".

Thấy tôi học bổ túc nên bà mới nói vậy nhưng tôi chỉ im không đáp lại bởi đó cũng là lời khuyên chân thành của bà mà thôi. Tôi không trách bà nhưng tôi đã nuôi ý chí, hoài bão cho mình. "Tôi có thể làm được, tôi phải thực hiên ước mơ mà mình hun đúc bao năm nay. Tôi phải thi đại học để rọi sáng tương lai cho mình".

Thế là tôi cố gắng hơn. Dù có nhiều lời khuyên đi ngược với ước mơ nhưng tôi vẫn phải tiếp tục, tiếp tục để bước lên nấc thang đời tôi. Nên tôi càng lao vào học nhiều.

Kỳ thi đại học năm đó, tôi đã đậu 2 trường mà mình đăng ký. Khi cầm hai tờ giấy báo nhập học trên tay, lòng tôi rộn ràng một niềm vui khôn tả. Tôi đã làm được. Tôi biết mình có thể thực hiện được mà. Giọt nước mắt của tôi rơi xuống hòa lẫn vào niềm hạnh phúc.

Ước mơ đã được thắp sáng ngời lên bởi sự nỗ lực của tôi. Đâu có sự thất bại, đâu có hy vọng nào vụt tắt bởi những hoài bão dù hoài bão đó có mong manh nhưng sẽ chiến thắng nếu ta tự tin vào bản thân.

Tôi... có... thể thắp ước mơ của mình lên được rồi.

study captain bold (st)
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty16/8/2011, 6:08 pm

Bức thư gửi thầy hiệu trưởng của Tổng thống Mỹ A.Lincoln

Kính gửi thầy...

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có những con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết, nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố..
Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng.
Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ.
Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất...
Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.
Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.
Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người nhưng cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp...
Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháu biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.
Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.
Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình...
Xin hãy dạy cho cháu khoanh tay làm ngơ trước một đám đông đang gào thét... và đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng…
Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.
Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt tối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.
Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Kính chúc thầy sức khỏe!

afro captain bold (st)
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty27/8/2011, 8:21 am

Những hạnh phúc giản dị

Bàn tay có thể chai sần vì sương gió, bàn tay có thể thô kệch qua lao động vất vả cần lao, thậm chí có khi đó là những bàn tay không lành lặn, không cảm giác, nhưng vẫn có thể đón lấy những hạnh phúc của riêng mình.

CUỘC SỐNG QUANH TA 906aec197d4015ed112b7a480243a24d

Hạnh phúc đầu tiên của tôi là khi bàn tay nhỏ bé và mũm mĩm của mình được những bàn tay của cha của mẹ yêu khẽ chạm vào. Đó là những cái vuốt ve, nâng niu đầy trìu mến, còn bàn tay bé tí của tôi thì cứ lạ lùng quơ quơ vào không khí…

CUỘC SỐNG QUANH TA 2295b000b7ccfb73dcabbf4c830da4f3

Hạnh phúc thứ hai là khi tôi chập chững bước đi những bước đầu tiên trong cuộc đời. Đôi bàn tay tôi cứ chấp chới vì lo sợ, e ngại mình sẽ ngã nhào hay té đau ở một bước chân nào đó. Tôi ngập ngừng không dám bước. Lúc đó một vòng tay rộng lớn dịu hiền âu yếm dang ra, vừa vỗ tay vừa khích lệ tôi cố lên…

Hạnh phúc thứ ba là khi tôi được một bàn tay nắm chặt, đưa đến trường, qua những con đường sỏi đá, qua những ngã ba ngã tư đầy xe cộ. Bàn tay ấy cẩn thận dìu dắt tôi. Khi gặp một vũng nước đọng, hay một ổ gà, ổ voi lởm chởm xuất hiện là đôi bàn tay ấy vội vàng ôm tôi và bế qua…

CUỘC SỐNG QUANH TA 1f098c1fd210e639d12e4b30a54eb467

Hạnh phúc thứ tư là những lúc trái gió trở trời, tôi đổ bệnh. Đôi bàn tay đã tận tình đút từng muỗng cháo cho tôi, thăm dò vầng trán xem cơn sốt đã hết chưa?

Hạnh phúc thứ năm là khi bàn tay tôi được tay trong tay sánh bước đi cùng một ai đó và người đó đeo vào ngón tay tôi một chiếc nhẫn nguyện ước trăm năm. Tôi biết rằng từ đây tôi đã có thêm một bàn tay nữa để sẻ chia và nương tựa.

Hạnh phúc thứ sáu là của những vòng tay ôm trọn trong tình yêu thương. Cái chở che, tin cậy mà dù có thành công hay thất bại, người ta vẫn muốn ngã vào để tìm lấy hơi ấm của những tình thân.

Hạnh phúc thứ bảy là khi bắt tay một ai đó hoặc vỗ vào vai một ai đó động viên, khích lệ. Dẫu lạ dẫu quen, cuộc sống chỉ cần một phút chạm vào nhau như thế cũng đủ ấm lòng để đi qua những ngày mưa gió…

Nếu một lúc nào đó, bàn tay của bạn hay của tôi không còn hơi ấm, một bàn tay lạnh lẽo và giá băng, thì lúc đó tất cả đều đã muộn màng. Hãy nói lời yêu thương có thể khi bàn tay còn chạm lấy những bàn tay, bạn nhé...
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: điều đáng để đọc & suy ngẫm^^   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty6/9/2011, 8:05 am

Một buổi trưa khi tôi đang ôn bài chuẩn bị đi học thì dì tôi đến và mắng xối xả: “Từ nay tao cấm mày bước
chân lên xe, mày nói với bố mẹ là xe này của tao, mày không được bước lên xe”. Tôi nghe tủi thân dâng lên
cay xè sống mũi, nước mắt trào ra, nhạt nhòa cả trang vở trắng.


CUỘC SỐNG QUANH TA 46f226ce7d370c8bed6dd6610fb23110

Vị mặn của cuộc đời gieo vào lòng người những đau đớn và xót xa không bao giờ nguôi ngoai. Câu chuyện tôi
sắp kể đây là những trang đầu đời đầy nước mắt mà tôi luôn cất giữ trong lòng như một động lực sống giúp tôi
vượt qua gian khổ triền miền và để đồng cảm với những kiếp người khốn khó trong cô đơn, lạc lõng.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình không được gọi là tri thức hay công chức nhà nước. Ngày tôi còn bé,
bố tha phương nơi đất khách quê người buôn bán nên tôi chưa từng thiếu thốn về vật chất. Sau này bố về
Việt Nam mở công ty xuất nhập khẩu, gia đình lại trúng đất và người ta gọi tôi là “con đại gia”. Ký ức về những
chuỗi ngày hồng đó luôn làm tôi ứa nước mắt.

Tôi vẫn còn nhớ như in những bữa tối trong nhà hàng hải sản, nhớ những lần mua sắm đắt tiền, nhớ buổi chiều
mưa tầm tã, tôi ung dung ngồi trong xe hơi còn các bạn khác thì ngụp lặn trong áo mưa, chẳng bao giờ tôi nghĩ
tôi thê thảm như ngày hôm nay. Khủng hoảng kinh tế năm 2008 làm những lô hàng của bố không thể cập cảng,
làm giá sắt rớt thê thảm và cũng làm tài chính gia đình tôi kiệt quệ.

Suốt một năm trời không làm gì ra tiền, bố mẹ tôi bán hết đất trả nợ và lãi suất ngân hàng. Sau đó bố tiếp tục
vay tiền gây dựng lại nhưng không thành công, gia đình tôi lại nợ nần chồng chất. Tôi không bao giờ quên những
nhóm thanh niên bước ra từ chiếc xe hơi đen cùng những lời lạnh toát xương sống, không bao giờ quên gương
mặt mẹ đẫm nước mắt cùng ánh mắt như tái đi vì sợ hãi.

Chưa hết, trong những đêm khuya thanh vắng, khi mọi nhà đã chìm vào giấc ngủ thì nhà tôi luôn bị đánh thức
bởi những cuộc gọi đòi nợ, tiếp sau đó là tiếng khóc da diết van xin của mẹ như cào xé tâm can tôi. Tôi cũng
từng chịu đựng những giấc trưa vụn vỡ vì những lời cay độc của chủ nợ, mệt mỏi và bất lực.

Cú sốc đầu đời của tôi cũng xảy ra vào một buổi trưa gay gắt nắng. Bố mẹ tôi vay của dì ruột tôi một số tiền,
vài hôm nữa dì sẽ lấy xe hơi nhà tôi để trừ nợ, trong thời gian chờ làm giấy tờ đổi chủ nhà tôi vẫn dùng chiếc
xe ấy. Một buổi trưa khi tôi đang lủi thủi một mình ôn bài chuẩn bị đi học thì di tôi đến và mắng xối xả: “Từ nay
tao cấm mày bước chân lên xe, mày nói với bố mẹ mày là xe này là xe của tao, mày không được bước lên xe”.
Tôi nghe tủi thân dâng lên cay xè sống mũi, nước mắt trào ra, nhạt nhòa cả trang vở trắng.

Những lời cay đắng từ người dưng tôi nghe nhiều rồi nhưng lần này tôi thật sự sốc vì cả người thân, những người
mà tôi đã nghĩ đến như những chỗ dựa tinh thần vững chắc cũng nhẫn tâm đâm vào lòng tôi những mũi dao của
sự ích kỷ và sặc mùi tiền như thế. Câu nói ấy ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ, mãi cho tới bây giờ tôi vẫn còn
sửng sốt khi nhớ lại trưa hôm ấy.

Bố tôi thì tìm quên trong những cơn say triền miên, bao nhiêu nỗi khốn khổ bố trút hết lên đầu mẹ và tôi. Dường
như bố chưa bao giờ tỉnh táo để nhận ra những vết thương lòng ở mẹ con tôi mà bố đang vô tình gây ra. Một
hôm bố ra đi trong im lặng, chẳng ai biết bố đi đâu và làm gì, điện thoại cũng vô ích.

Nhìn căn nhà tối tăm và trống trải, tôi vừa trách nhưng cũng vừa thương bố. Từ ngày bố đi, mẹ con tôi tránh nhìn
vào mắt nhau, nói chuyện mà cổ họng đắng ngắt. Cũng từ ngày đó, mẹ tôi đi làm thêm ngoài giờ, làm người giúp
việc. Mẹ bắt đầu gầy đi nhiều, mỗi tối khi nhìn đôi bàn tay tê cứng vì cầm nắm nhiều, đôi gót chân nứt nẻ rướm
máu vì phải lội trong nước của mẹ, tôi thấy mình chưa phải là con ngoan.

Riêng về phần tôi, từ sau cú sốc ấy, tôi bỗng trở nên nhạy cảm, ít nói hơn. Tôi vẫn cố gắng cười trước mặt bạn
bè, nhưng có người nói với tôi rằng “thà Mai khóc trông còn dễ coi hơn”. Bỏ lại sau lưng giấc mơ du học Anh,
tôi học đại học trong nước và lao đầu đi làm thêm. Những ngày đầu đi làm lại là những cú sốc khác tiếp tục đập
vào lòng tôi những nỗi tủi thân và cực nhọc.

Công việc đầu tiên của tôi là đi dạy thuê, học trò đầu tiên của tôi là một bé gái 12 tuổi, khá đỏng đảnh. Cuối
buổi dạy, tôi không quên gửi lời chào tới bác giúp việc, trạc tuổi mẹ tôi. Cô bé bĩu môi nói “nô tì nhà em cô c
hào làm gì”. Chạnh lòng nghĩ đến mẹ, tôi quay mặt, giấu đi những dòng nước mắt nức nở bò trên hõm má.

Một hôm khác, trên đường đi dạy tôi nhận được cuộc gọi mời đi chơi của một anh bạn, tôi từ chối vì phải đi làm
thêm. Anh ta phá lên cười trong điện thoại: “Tiểu thư này mà dạy cái gì. Em dạy một buổi bao nhiêu tiền? Đi
với anh, anh trả em gấp đôi”. Lời nói đùa tuy nhẹ như bông ấy mang sức nặng khủng khiếp, đủ để nhấn chìm
chút kiêu hãnh còn sót lại trong tôi, tôi gập điện thoại mà nỗi tủi thân cứa vào tim. Nhưng tôi chưa một lần bán
rẻ nhân cách, vẫn căm cụi dạy học 5 buổi một tuần với mức lương 700.000 đồng mỗi tháng. Nhiều lần tôi vẫn
phải vay mượn vì phụ huynh lỡ hẹn.

Mỗi năm hè đến, tôi làm đủ các công việc để trang trải cho năm học mới. Lúc thì phải đứng cả ngày trời trông
coi con nít ở khu vui chơi trong công viên, về nhà hai chân mỏi nhừ đến nỗi không thể nhấc lên được. Cũng
có lúc đi phụ người ta dán nhãn hàng trong xưởng bột giặt, chân tay lúc nào cũng nhơm nhớp vì bụi bột giặt
bết dính mồ môi. Có lần tôi gặp anh chủ xưởng bột giặt, anh ngạc nhiên hỏi “em là con chú H. mà phải không”.
Tôi khẽ gật rồi quay đi không nói gì thêm.

Rồi cũng có lần tôi phải đứng hàng giờ ở bãi xe siêu thị để xin phỏng vấn một khách hàng trong khi trong túi
còn đúng năm ngàn đồng, trừ tiền gửi xe thì chưa đủ để ăn một gói xôi. Trong cơn đói cồn cào ruột gan, tâm
trí tôi trôi về một miền ký ức xa xôi với những ngày no ấm nhất. Nhưng hiện tại khó khăn trước mặt nhắc nhở
tôi rằng vẫn có một cách để quay về ngày xưa ấy đó là cố gắng hết mình. Chung quy thì tôi vẫn tin rằng mọi
nỗ lực sẽ được đền đáp xứng đáng.

Gần bốn năm trôi qua, tôi cũng đã quen với hình ảnh mới của chính mình. Tuy vậy, câu nói của người dì và
đôi mắt lúc nào cũng trông như khóc của mẹ luôn ám ảnh tôi trong từng giấc ngủ. Tôi thấy mình cần phải có
trách nhiệm hơn, cần phải ghé một bờ vai để chia sẻ phần nào cái gánh nặng cơm áo gạo tiền như đang bào
mòn dần niềm tin về một tương lai tươi sang.

Ấy vậy mà tôi vẫn giữ vẹn nguyên trong lòng mình ước mơ một ngày được học tập ở nước Anh xa xôi. Tôi
vẫn tự cam kết với mình phải được loại giỏi và có điểm thi tiếng Anh thật tốt để biến ước mơ thành hiện thực.
Tôi xin mượn câu nói của tiến sĩ Lê Thị Quý để kết lại câu chuyện của mình: “Không được bước đi trên con
đường trải hoa hồng nhưng nếu hoa hồng luôn nở trong tim, bạn lo gì không đi đến đích”.

captain bold (st)
Về Đầu Trang Go down
It boy
Admin
It boy


Tổng số bài gửi : 359
Join date : 25/01/2011

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty6/9/2011, 8:55 am

Anh bold sưu tầm, có time ngồi đọc cũng nhiều điều hay hay... vote cho anh Bokd lol!
Về Đầu Trang Go down
https://vivu.forumvi.com
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty6/9/2011, 10:40 am

It boy đã viết:
Anh bold sưu tầm, có time ngồi đọc cũng nhiều điều hay hay... vote cho anh Bokd lol!

Smile thanks man, thi thoảng đọc cũng hay What a Face
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty16/9/2011, 2:39 am

Cô gái Việt được ba trường trải thảm

CUỘC SỐNG QUANH TA 50df40f4420c3dd5dc604a533128b5c0

Hồ Ngọc Phương Uyên (một học sinh lớp 11 nhận học bổng 85.400 USD, Tuổi Trẻ ngày 15-8-2009) vừa cùng lúc được ba trường đại học tại Anh, Úc, Hong Kong trao các suất học bổng toàn phần. Đây là điều hiếm hoi.

Hai năm trước Phương Uyên học lớp 11A7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM), xuất sắc vượt qua 50 học sinh tại Việt Nam giành suất học bổng toàn phần duy nhất học tú tài quốc tế tại Trường trung học Cobham Hall (Anh). Phương Uyên vừa đạt thành tích học tập ưu tú trong kỳ thi tú tài năm 2011 tại Anh với điểm tú tài quốc tế (International Baccalaureate) IB 40/45.

17 tuổi lên đường sang Anh

Nhà Uyên bây giờ là một căn trọ 12m2 ở con hẻm quanh co trên đường Phan Văn Hân (Q.Bình Thạnh). Dân cư ở đây ai cũng biết rõ về hoàn cảnh gia đình và nghị lực vượt khó phi thường của Uyên.

Bố lái xe tải, mẹ thợ may. Mặc dù nhà nghèo nhưng bố mẹ Uyên luôn khuyến khích con học hành. 11 năm học tại Việt Nam, Uyên luôn là học sinh giỏi với điểm tổng kết luôn trên 9,0, đoạt giải nhì môn hóa lớp 8 giải Hoàng gia Úc, giải nhì lớp 9 môn lý cấp thành phố, giải 3 thi vượt cấp môn lý lớp 11 lên 12 cấp thành phố.

Về suất học bổng học trung học tại Anh, Uyên bảo đó là điều hạnh phúc nhưng cũng khiến Uyên lo lắng nhất. Uyên thổ lộ: “Một lần nghe cô giáo nói về một chương trình học bổng tú tài tại Anh, mặc dù tự tin về năng lực học tập và vốn tiếng Anh nhưng mình vẫn không dám nộp hồ sơ vì sợ trượt và một lý do khác, nhà nghèo quá, tiền đâu mà làm visa, mua vé máy bay... Nhưng khi nghe bố mẹ bảo hãy thực hiện ước mơ của con, mình đã quyết định nộp đơn và giành được suất học bổng này”.

Ngày nhận được quyết định trao học bổng của hiệu trưởng Trường trung học Cobham Hall, Uyên và bố mẹ phải trải qua những ngày mất ngủ vì học bổng chỉ được cấp khi bắt đầu năm học đầu tiên tại Anh, còn chi phí làm visa, thủ tục, vé máy bay phải tự lo. Ba mẹ Uyên đã chạy ngược chạy xuôi vay mượn nhưng không tìm đâu ra khoản tiền 40-50 triệu đồng. Uyên nhớ lại: “Đúng lúc gia đình đang lo lắng nhất, mình được một mạnh thường quân đài thọ toàn bộ chi phí làm thủ tục, visa, mua vé máy bay và thêm một khoản tiền cho việc lên đường”. Khi đó Uyên vừa bước sang tuổi 17.

Cố gắng chi tiêu ở mức hạn chế nhất vì khoản sinh hoạt phí trường cấp rất ít và gia đình không thể hỗ trợ thêm, nên Uyên phải tranh thủ những ngày nghỉ đi làm thêm để trang trải. Dù thiếu thốn, không có bố mẹ, người thân ở bên nhưng Uyên vẫn “thu hoạch” được nhiều giấy khen, chứng nhận xuất sắc từ các cuộc thi. Ngoài ra, Uyên còn là một trong 5% học sinh toàn nước Anh đạt mức điểm IB 40/45 trong kỳ thi tốt nghiệp, đạt thành tích học tập ưu tú nhất trong kỳ thi tú tài năm 2011 tại Anh.

Sẽ là chuyên gia kinh tế


Thầy cô ở Trường trung học Cobham Hall nắm được năng lực học tập, hoàn cảnh gia đình nên đã hỗ trợ Uyên làm giấy giới thiệu, chuẩn bị hồ sơ gửi đến nhiều trường đại học tại nhiều quốc gia để xin học bổng. Đến sát ngày hết hạn visa, Uyên cùng lúc nhận được quyết định cấp học bổng toàn phần của Trường ĐH Reading (Anh), Trường ĐH S.P Jain Center of Management (Úc) và Trường ĐH Kỹ thuật Hong Kong (PolyU). Bất ngờ vì một học sinh người Việt là một trong hai học sinh quốc tế nhận được suất học bổng toàn phần của Trường ĐH Reading, nhiều tờ báo tại Anh đã đưa thành tích của Uyên ra trang nhất.

Nhận xét về Uyên qua email, thầy Antony Pinchin, quản lý học sinh quốc tế Trường trung học Cobham Hall, đánh giá: “Uyên là du học sinh người Việt duy nhất tại trường, thể hiện được năng lực học tập thật hiếm có. Sau hai năm học, Uyên có bảng thành tích học tập đáng ngưỡng mộ. Tôi nhìn thấy sự nổi bật của Uyên về nhiều lĩnh vực, cứ giữ vững khả năng ấy, trong tương lai Uyên sẽ thành công”.

Chia sẻ về dự định tương lai, Uyên nói sẽ chọn học ngành kinh tế tại Trường ĐH Reading, phấn đấu trở thành một chuyên gia về lĩnh vực kinh tế. Sau khi hoàn tất chương trình đại học, Uyên tiếp tục xin học bổng để học lên thạc sĩ. Khi hoàn tất các chương trình sẽ về Việt Nam để phát triển sự nghiệp. “Tuy nhiên, để việc học bên Anh được suôn sẻ, việc đầu tiên khi sang Anh là phải đi kiếm việc làm thêm để trang trải. Phía trước tôi là muôn vàn cơ hội, chỉ cần tôi không bỏ cuộc thì hành trình du học sẽ thành công”, Uyên nói.

Ngày 27-9 Uyên sẽ lên đường trở lại Anh du học nhưng với những khó khăn trước mắt, không biết Uyên và gia đình sẽ xoay xở như thế nào? Uyên thổ lộ: “Những ngày này tôi và gia đình đang nỗ lực hết sức để kiếm thêm tiền, hi vọng tới ngày lên đường tôi sẽ có được khoản chi phí cần thiết”.

scratch Mọi thứ đều có thể...thành công cho những người biết nuôi dưỡng ước mơ và phấn đấu cho mục tiêu đó..Smile

enjoys-captain bold (st)
Về Đầu Trang Go down
CAPTAIN BOLD
Trung úy
Trung úy
CAPTAIN BOLD


Tổng số bài gửi : 277
Join date : 15/08/2011
Đến từ : Chemgio city

CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty21/9/2011, 4:53 am

Những vệt sẹo thời gian

Người ta nói, chỉ nhìn đôi bàn tay là biết, là thương cả đời một người đàn bà. Mẹ tôi, như mọi người đàn bà tảo tần của cuộc đời này, nuôi lớn và bảo bọc tôi giữa những chai sần của đôi bàn tay chính mình.

Những buổi chiều muộn rảnh rỗi hiếm hoi, mẹ thường cùng tôi ngồi trên bậc thềm trước nhà, dưới vòm me cằn khô đương rụng lá, nói những mẩu chuyện tủn mủn, vụn vặt về ngoại và tuổi thơ xa xăm của mẹ. Những khi ấy, bàn tay mẹ lồng vào tóc tôi, chải nhè nhẹ ra chiều thương mến. Rồi lúc nào cũng vậy, chúng mắc kẹt hoài ở đuôi tóc, không ra. Vì tóc trẻ con hay rối, vì bàn tay mẹ với những vết cắt nhỏ, tóc cứa vào đau chảy nước mắt. Mỗi vết đứt là một câu chuyện dài. Chúng kể về những ngày mẹ lụi cụi đi phát cỏ tranh trong rẫy, về lợp lại chuồng gà, lá cỏ tranh lách đứt đường chỉ bao tay, tiện đường rạch những nhát cắt xíu xiu mà buốt rát vào tay mẹ. Những trưa nắng trầy trật, mẹ nhẫn nại giữa ruộng sâu, cắt cuống rạ đến đầu ngón tay ứa máu cho xong nốt công việc buổi này. Chúng còn kể về lần nào đó, mẹ đang nấu bếp nghe anh Hai đánh nhau với trẻ con trong xóm, hoảng hồn cứa đứt ngón tay mình rồi cứ để vậy tất tả chạy đi.

Không đôi găng nào đủ dày để bao bọc đôi bàn tay gầy gò của mẹ tôi trước những biến chuyển của cuộc đời. Những vết thương, đáng lẽ sẽ lành, nhưng vết này chưa lành đã chồng lên vết khác, hằn thêm nỗi nhọc nhằn và cả niềm thương vào bàn tay mẹ, mãi không thôi.

Cũng những ngày bé dại ấy, tôi ám ảnh bởi lòng bàn tay mẹ. Đứa trẻ tôi đâu đủ khôn lớn, trưởng thành mà nâng niu những khổ cực của đời mẹ, để dịu nhẹ với đôi tay sần sùi, thô ráp ấy. Mỗi tối, nằm khoanh tròn trong lòng mẹ, đứa con nít ngây ngô cằn nhằn mẹ xoa lưng đau gì đâu. Lòng tay mẹ chai cứng, đôi chỗ vết chai chết thịt nứt ra xấu xí. Chúng dày lên theo năm tháng như một cơ chế tự bảo vệ mình, như món quà khắc nghiệt tự nhiên trao cho mẹ tôi và bao nhiêu người mẹ cơ cực trên đời. Nhưng những cục chai to, cứng ngắc miết trên da trẻ con, như sỏi đá làm tôi đau. Mẹ tôi chẳng biết làm sao, cuối cùng nhè nhẹ xoa lưng cho anh em tôi bằng mu bàn tay. Chúng không mềm mại, êm ái nhưng chẳng làm đau chúng tôi nữa. Và có lẽ… một cách vô hình chúng miết những nỗi đau vào lòng mẹ.

Tôi từng biết, nhưng chưa thấu hiểu, rằng những vết chai đó là từ chặng đường hơn hai quả đồi, ngày bốn lượt mẹ nắm chặt ghi đông, đạp xe đèo hai anh em tới trường. Bóng mẹ phủ đứng trên con dốc, tôi ngồi ngúc ngoắc chân trên yên, anh trai đi lũn cũn phía sau, lâu lâu ghé tay đẩy ù cho mẹ một cái. Rằng những chai sần đã không đau đến vậy, nếu mẹ không ghì chặt lưỡi cuốc, lưỡi cày trên bao ruộng nhà người lạ, tận tụy từng đồng nuôi tôi lớn khôn. Rằng nhờ chai sạn, mà biết bao lần bàn tay mẹ không phải bật máu vì những vết thương.

Những vệt sẹo thời gian trên tay mẹ, chúng xấu xí, đau đớn và đôi lúc hành hạ mẹ bằng những vệt mủ trắng, sưng vù, tấy đỏ và nhức buốt. Móng tay mẹ gập ghềnh, nứt rạn và ngả màu, ngón tay xương gầy hiếm khi buông lỏng, thong dong. Bàn tay mẹ luôn ngại ngần trước ánh sáng nhưng là bàn tay đẹp nhất tôi thấy trong cuộc đời mình. Từ những khoảng ngỡ đã chết trong lòng tay ấy, cuộc đời đứa trẻ được đơm hoa.

captain bold (st)
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





CUỘC SỐNG QUANH TA Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CUỘC SỐNG QUANH TA   CUỘC SỐNG QUANH TA Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CUỘC SỐNG QUANH TA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CUỘC SỐNG QUANH TA...^^
» Cuộc sống thời bão giá
» a song with nice visuals:)
» 1 ca khúc song ca: Cẩm Ly - Hoài Linh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum VIVU :: Giải trí - Thư giãn :: Văn thơ - Tâm tình-
Chuyển đến